Giải pháp Bảo mật hàng đầu

Hotline 24/7:0343.88.44.66

Switch mạng là gì ? Công dụng của thiết bị chuyển mạch

Switch là gì?

Switch là một thiết bị chuyển mạch quan trọng trong mạng, dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình hình sao (Star).

Trong mô hình này, Switch đóng vai trò trung tâm và tất cả các thiết bị vệ tinh khác kể cả máy tính đều được kết nối về đây, từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền, điều mà các thiết bị khác không làm được.

Có thể hiểu đơn giản thiết bị chuyển mạch Switch giống như cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu của một mạng cục bộ. Nó có khả năng chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame (đơn vị của tầng liên kết dữ liệu) nên mạng LAN hoạt động hiệu quả hơn. Với khả năng nhận dạng máy được kết nối với nó nhờ cách đọc địa chỉ MAC nguồn trong frame nó nhận được. Khi hai máy trong mạng liên lạc với nhau, chính Switch sẽ tạo mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác.

Đặc điểm chính của Switch

Có trường hợp người dùng internet bình thường hỏi rằng thiết bị chuyển mạch là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Đặc điểm ra sao? Tôi có cần phải trang bị cho mạng gia đình không? Xin trả lời luôn với các bạn là “Không”, chỉ các tổ chức hay doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở mạng tốt, phục vụ cho nhiều người mới cần phải quan tâm tới Switch.

Nhìn chung Switch có đặc điểm giống như các thiết bị tương tự khác như Hub hay Router. Tuy nhiên Switch có hai đặc điểm riêng biệt:

  • Phân chia kết nối riêng biệt trên mỗi đoạn mạng: Switch chia nhỏ hệ thống mạng thành những đơn vị cực nhỏ gọi là microsegment. Chính điều này cho phép nhiều người dùng trên nhiều segment khác nhau có thể giao tiếp và gửi dữ liệu cùng lúc mà không làm ảnh hưởng đến ai.
  • Cung cấp băng thông lớn hơn cho mỗi người dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Switch chia nhỏ mạng LAN thành nhiều đoạn mạng nhỏ, tương ứng là một kết nối riêng giống như một làn đường riêng.

Tầm quan trọng của Switch

Hiểu được tầm quan trọng của thiết bị chuyển mạch là gì sẽ giải thích được tại sao Switch lại cần thiết phải có trong cơ sở mạng đến vậy. Mạng LAN hoạt động ổn định, hiệu suất cao là nhờ Switch có khả năng tạo đường dẫn kết nối ảo giữa hai thiết bị với nhau mà không làm ảnh hưởng đến những kết nối khác.

Tương tự như Switch, một thiết bị khác khá phổ biến là Hub. Về cơ bản thì cả hai thiết bị chuyển mạch này có vai trò tương đương nhau, giúp kết nối nhiều máy tính và thiết bị với 1 mạng và chúng đóng vai trò là trung tâm. Tuy nhiên, thay vì tạo ra mạng ảo kết nối giữa hai thiết bị thì Hub sẽ chia sẻ băng thông trên cùng một đường truyền. Khi có hai máy trạm giao tiếp với nhau thì chúng sẽ chiếm dung lượng băng thông đáng kể, khi đó hoạt động của các thiết bị khác kết nối vào Hub sẽ bị giảm xuống. Nói như vậy để biết được thiết bị chuyển mạch Switch thông minh và ưu việt hơn hẳn nhờ khả năng tạo đường truyền ảo để kết nối riêng biệt giữa hai thiết bị, đảm bảo cung cấp trọn băng thông.

Lợi ích của bộ chuyển mạch Switch

Switch giúp cho hoạt động diễn ra song song

Có thể các bạn đã hình dung ra được phần nào lợi ích của thiết bị chuyển mạch là gì, nó cần thiết như thế nào đối với tổ chức hay doanh nghiệp. Switch giúp cho các hoạt động diễn ra một cách song song (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc trên cùng một thiết bị. Ưu việt hơn khi không phải chia sẻ băng thông giống như các thiết bị tương tự khác, không ảnh hưởng đến kênh truyền khác cũng như không bị ảnh hưởng bởi chúng. Hơn nữa với cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame nên sẽ giảm tỉ lệ lỗi trong frame, các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).

Switch giúp liên kết dữ liệu

Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2 hay còn gọi là Switch Layer 2 trong mô hình tham chiếu OSI (mô hình lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng). Nó có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở mức ngưỡng nào đó. Một Switch Layer 2 đi kèm với các loại giao diện khác nhau như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Tất nhiên là nó cũng hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của nó.

Switch tạo điều kiện mở rộng mạng

Không chỉ có thế, mỗi Switch đều tạo điều kiện để mở rộng mạng và kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng Uplink tốc độ cao, ở đây có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hay các Switch Layer 3 định tuyến. Tóm lại, một Switch hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm, cho phép tất cả các thiết bị kết nối đến nó giao tiếp hiệu quả. Thông qua việc chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn lực giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên và tiết kiệm tiền bạc cho doanh nghiệp.

Bài viết trên đây, HKC đã chia sẻ đến bạn đọc Switch mạng là gì? Công dụng của thiết bị chuyển mạch. Nếu có ý kiến đóng góp hoặc bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ đến HKC qua đường hotline 0343 88 44 66. HKC rất sẵn lòng phục vụ bạn !

Mời bạn ghé qua Fanpage HKC để tham khảo các bài viết

  • CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HKC
  • Trụ sở chính: Số 51 Đường B4, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
  • CN Miền Trung: 200 Nguyễn Công Phương, Phường Nghĩa Lộ, TP Quảng ngãi
  • CN Miền Bắc: Tầng 4 – Số 2, Ngõ 75 Nguyễn Xiển, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • MST: 0311543898
  • S TK CÔNG TY : 20.111.0181.0002
  • NGÂN HÀNG: MBBANK- CN BẮC SÀI GÒN
  • EMAIL: admin@hkc.vn – Website: www.hkc.vn
  • ĐIỆN THOẠI: (+84) 0343.88.44.66 – TƯ VẤN NHANH: 0985.072.900 (Zalo – Viber)

ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

brand5
brand4
brand3
brand2
brand1
brand7
brand6

0343.88.44.66